Chẩn đoán bệnh giang mai bằng xét nghiệm RPR và TPHA định tính, định lượng

Điểm trung bình: 9/10 (398 lượt đánh giá)

Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến được lây nhiễm qua đường tình dục. Xét nghiệm RPR và TPHA định tính, định lượng là hai phương pháp chẩn đoán lâm sàng được dùng chuyên biệt để phát hiện bệnh giang mai. Vậy bạn đã biết gì về hai biện pháp xét nghiệm trên chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin từ nội dung bài viết dưới đây.

📑 Bạn có thể quan tâm

Xét nghiệm RPR và TPHA định tính, định lượng là gì?

Để tìm ra bệnh giang mai, xét nghiệm rpr và tpha là hai phương pháp hiệu quả nhất. Vậy hai xét nghiệm này là gì? Thông tin sau sẽ giúp trả lời câu hỏi này.

Xét nghiệm RPR là gì?

Xét nghiệm RPR (viết tắt của Rapid Plasma Reagin) là một trong những cách xét nghiệm để chẩn đoán lâm sàng trong máu của bệnh nhân để xác định có mắc bệnh giang mai hay không. Vậy rpr là xét nghiệm gì? Nó được hiểu đơn giản nhất là xét nghiệm máu để bác sĩ sàng lọc, phát hiện bệnh giang mai.

Một khi người bệnh đã nhiễm khuẩn giang mai thì trong cơ thể sẽ xuất hiện các kháng thể nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Vì thế, khi làm xét nghiệm rpr, thông qua quá trình kiếm tra kháng thể, bác sĩ sẽ phân tích, đánh giá xem bệnh nhân có bị giang mai không. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, xét nghiệm rpr định tính còn giúp phát hiện ra các bệnh lý từ niệu đạo mãn tính hay cấp tính từ những tổn thương mô.

Xét nghiệm TPHA định tính, định lượng là gì?

Xét nghiệm TPHA (Treponema Pallidum Hemagglutination Assay) là phương pháp, kỹ thuật hiện đại, phổ biến để tìm phản ứng đặc hiệu xác định sự xuất hiện của xoắn khuẩn gây ra bệnh giang mai. Kỹ thuật này được thực hiện bằng xét nghiệm máu.

Cách chẩn đoán bệnh giang mai này bao gồm xét nghiệm TPHA định tính và TPHA định lượng. 

– Xét nghiệm tpha định tính: là một phản ứng xảy ra trong quá trình xét nghiệm giang mai. Bác sĩ sẽ sử dụng chất dẫn TPHA theo phương thức định tính để cho ra kết quả dương tính hoặc âm tính với bệnh giang mai.

– Xét nghiệm tpha định lượng: là xét nghiệm ngưng kết các hồng cầu một cách thụ động nhằm phát hiện và chẩn đoán các kháng thể chống lại bệnh giang mai.  

Mục đích thực hiện xét nghiệm RPR và TPHA

Mục đích của xét nghiệm RPR và TPHA định tính, định lượng là nhằm phát hiện sự hiện diện của các kháng thể xoắn khuẩn bệnh giang mai. Từ đó cùng với những biểu hiện lâm sàng, kết quả phân tích bác sĩ sẽ chẩn đoán có mắc bệnh giang mai hay không. Và sàng lọc, phân biệt giang mai với các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.

Ngoài ra, với những ai đang điều trị giang mai cũng có thể làm xét nghiệm rpr và tpha để xem tình trạng hiện tại của bệnh, để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị, thay đổi cách chữa kịp thời nếu bệnh không thuyên giảm.

Khi nào cần làm xét nghiệm RPR và TPHA?

Khi nào cần làm xét nghiệm rpr và tpha? là khi bạn có những triệu chứng của bệnh giang mang và bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm để chẩn đoán hoặc sàng lọc bệnh chính xác. Vì đây là hai phương pháp nhanh chóng giúp phát hiện bệnh giang mai hiện nay. 

Ngoài ra, xét nghiệm rpr và tpha còn được thực hiện để phát hiện nhiễm trùng giang mai, kiểm tra tiến triển mức độ và tình trạng của bệnh khi đã và đang điều trị giang mai. Nếu quá trình điều trị, phương pháp chữa bệnh có hiệu quả thì số lượng kháng thể trong máu sẽ giảm. 

Nếu bạn thấy cơ thể mình xuất hiện các biểu hiện sau thì hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ xét nghiệm chẩn đoán bệnh:

– Xuất hiện vết lở loét ở bộ phận sinh dục hay ở hậu môn. Vết lở loét có thể tự hết trong thời gian từ 1 – 5 tuần.

– Cảm thấy nhức đầu, sốt, đau lưng, đau họng, ăn không ngon, xuất hiện nốt ban ở bộ phận sinh dục.

– Hay bị rụng lông, rụng tóc, nốt ban đỏ đổi màu chuyển sang tím.

– Các tổn thương ở bộ phận sinh dục, quy đầu lan rộng, tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

– Hạch bạch huyết sưng to, bị niêm mạc da với các nốt ban đỏ hình cánh hoa hồng.

Cách tiến hành chẩn đoán giang mai bằng xét nghiệm RPR và TPHA

Chẩn đoán bệnh giang mai bằng xét nghiệm rpr và tpha định tính và định lượng ngày càng phổ biến và áp dụng nhiều ở các cơ sở y tế. Để hiểu rõ hơn về bệnh, về cách chẩn đoán của bác sĩ thì bạn nên biết cách tiến hành xét nghiệm.

Tiến hành xét nghiệm RPR

Xét nghiệm rpr định tính tuân theo những bước trong quy trình của bất kỳ xét nghiệm máu cơ bản. Tất cả thủ tục sẽ được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Người bệnh đến thăm khám không cần phải chuẩn bị quá nhiều, không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm rpr. Tuy nhiên, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ trước và trong khi làm xét nghiệm rpr chẩn đoán giang mai.

  • Bác sĩ tìm kiếm tĩnh mạch phù hợp trên cánh tay, quét khu vực đó bằng thuốc khử trùng rồi thu thập khoảng 2ml máu ở vị trí đó. Mẫu máu được đựng trong ống nghiệm chống khuẩn rồi đem đi xét nghiệm.
  • Khi tiến hành xét nghiệm rpr sẽ phải tiêm tĩnh mạch vì thế một số người sẽ cảm thấy đau nhẹ, chảy máu hay bầm tím nhẹ sau khi xét nghiệm xong. Hãy chườm đá để giảm các triệu chứng trên.
  • Kết quả xét nghiệm âm tính hoặc không có phản ứng của các kháng thể thì có nghĩa là bạn không mắc bệnh giang mai. Còn nếu kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ chẩn đoán có thể mắc bệnh giang mai.
  • Nếu bạn đã từng mắc và điều trị bệnh giang mai, xét nghiệm rpr cho thấy mức độ tăng cao thì có nghĩa với việc bạn đã mắc bệnh giang mai mới, quá trình điều trị trước đây không phù hợp. 

Đặc biệt cũng có nhiều trường hợp kết quả xét nghiệm giang mai rpr là giả. Bởi có thể bạn đang sử dụng thuốc, người bị bệnh lao, bệnh gan mãn tính, người mắc bệnh nhiễm trùng.

Tiến hành xét nghiệmTPHA 

Xét nghiệm TPHA là xét nghiệm nhằm chẩn đoán huyết thanh lọc bệnh giang mai dựa trên nguyên tắc máu thụ động, quá trình đông máu của hồng cầu nhạy cảm với kháng nguyên T. Pallidum. Cách này được thực hiện cho cả xét nghiệm tpha định tính và tpha định lượng.

Là một xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai đơn giản, khi xét nghiệm bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy máu trên cánh tay rồi đem đi phân tích. Ở trong phòng thí nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách sử dụng thẻ kiểm tra với ba giếng. Cụ thể với:

Xét nghiệm TPHA định tính

– Mỗi mẫu được yêu cầu chia thành 3 giếng.

– Thêm 190µl dung dịch pha sẵn vào giếng 1, 10µl huyết thanh vào giếng 1.

– Sử dụng micropipette, trộn đều giếng 1 và sau đó thêm 25µl vào giếng 2 và giếng 3.

– Thêm 75µl Control Cells vào giếng 2 và 75µl Test Cells vào giếng thứ 3. Sau đó gõ nhẹ nhàng vào microtitration plates để trộn các hỗn hợp với nhau.

– Để 3 giếng ở nhiệt độ phòng từ 45 – 60 phút.

 Khi thực hiện xét nghiệm để các giếng có phản ứng thì nên để cách xa nhiệt, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào và đảm bảo không có các tác nhân gây rung động nào.

 Kết quả xét nghiệm tpha định tính được xác định bằng các phản ứng: Giếng có chứa mẫu bệnh phẩm với dung dịch tế bào không có kháng nguyên (Control Cell) phải âm tính, tế bào chìm xuống đáy tạo thành một nút đỏ. Mẫu giếng xét nghiệm phải dương phải dương tính, âm phải âm tính.

Xét nghiệm TPHA định lượng

– Mỗi mẫu máu chia thành 8 giếng khác nhau, dán dấu ký tự từ A – H

– Tiến hành thêm 25µl chất pha loãng ừ B – H. Chuyển 25µl huyết thanh đã pha loãng với tỷ lệ 1:20 ở giếng A sang giếng B. Sau đó tiếp tục lấy 25µl huyết thanh đã pha loãng từ giếng B pha loãng theo thứ tự từ B đến H.

– Khi thực hiện phải đảm bảo các tế bào Test Cell được huyền phù hoàn toàn rồi thực hiện thêm 75µl Test Cell từ A – H. Tỷ lệ pha loãng huyết thanh sẽ từ 1/80 ở giếng A và 1/10240 ở giếng H.

– Tiến hành lắc nhẹ microtitration plate để trộn đều hỗn hợp ở các giếng.

– Để các giếng ở nhiệt độ phòng từ 45 – 60 phút, tránh xa nhiệt, tránh ánh sáng trực tiếp và các tác nhân gây rung lắc.

Kết quả xét nghiệm TPHA định lượng được diễn giải bằng cường độ kết tụ của các giếng từ A – H, được giao động từ – đến 4+. Kết quả 4+ nếu có một thảm đồng nhất bảo phủ các ô trong các giếng, 3+ nếu phần lớn giếng được bao phủ bởi tế bào đồng nhất. Một tấm thảm mật độ thấp được bao quanh bởi một vòng tròn nhỏ là kết quả 2+ dương tính.

Xét nghiệm RPR và TPHA  ở đâu Bắc Ninh chính xác?

Bệnh giang mai nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì vậy để bảo vệ cơ thể, để rút ngắn thời gian chữa bệnh khi có triệu chứng bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để khám, chẩn đoán và điều trị. Xét nghiệm rpr và tpha chẩn đoán giang mai ở Phòng khám Đa Khoa Bắc Ninh là một lựa chọn tốt cho mọi người.

Phòng khám Đa Khoa Bắc Ninh chuyên khám và điều trị triệt để các bệnh ở nam giới như các bệnh nam khoa, bệnh lậu, bệnh trĩ, bệnh giang mai, các bệnh xã hội phổ biến. 

Quá trình khám và chữa bệnh đều được trực tiếp thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm, công tác ở các bệnh viện lớn. Các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng như xét nghiệm rpr và tpha đã được tiến hành bởi các thiết bị y tế an toàn, chất lượng cao. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả mà bác sĩ đã chẩn đoán.

Đặc biệt, quy trình xét nghiệm ở đây rất đơn giản, chi phí hợp lý được niêm yết rõ ràng theo quy định của Bộ Y tế và cho kết quả nhanh chóng, không làm mất nhiều thời gian của bệnh nhân. 

Bên cạnh đó, nếu chẩn đoán giang mai bằng xét nghiệm RPR và TPHA định tính, định lượng phát hiện ra bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, phòng khám đang thực hiện chữa bệnh giang mai bằng liệu pháp miễn dịch tổng hợp hiệu quả, trị dứt bệnh, không tái phát, không đau, không gây thương tổn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề chẩn đoán bệnh giang mang bằng xét nghiệm RPR và TPHA định tính và định lượng. Để hiểu rõ hơn và được tư vấn chi tiết về hai phương pháp chẩn đoán này bạn có thể ghé qua số Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh. Hoặc liên hệ Hotline 0377.876.999 để được tư vấn và đặt lịch khám miễn phí!

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline: 0377.876.999 hoặc tìm đến địa chỉ phòng khám tại Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh, để được tư vấn kịp thời

Click tư vấn

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Người tham vấn : Đăng Mỹ
Ngày viết : 27/09/2019
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị giang mai bằng liệu pháp miễn dịch tổng hợp

Điều trị giang mai bằng liệu pháp miễn dịch tổng hợp được xem là phương...

Bệnh giang mai chữa được không?

Bệnh giang mai chữa được không? là câu hỏi của đa số bệnh nhân khi...

Chi phí xét nghiệm bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền? (giá cụ thể)

Chi phí xét nghiệm bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền? là câu hỏi mà...

Bệnh giang mai giai đoạn 1: Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Giang mai giai đoạn 1, bệnh giang mai giai đoạn đầu còn được gọi là săng...

Nên xét nghiệm giang mai khi nào? sau bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm là phương pháp để chẩn đoán bệnh giang mai hiệu quả nhất. Vậy...

Chẩn đoán bệnh giang mai bằng xét nghiệm RPR và TPHA định tính, định lượng

Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến được lây nhiễm...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI THEO NHỮNG HÌNH THỨC DƯỚI ĐÂY

Bác sĩ gửi yêu cầu tư vấn cho bạn!

Mừng khai trương phòng khám