Chẩn đoán đau bụng trên rốn là bệnh gì?

Điểm trung bình: 9/10 (325 lượt đánh giá)

Đau bụng trên rốn là hiện tượng không còn xa lạ đối với mọi người. Khi gặp phải tình trạng này nhiều người cho rằng mình đang mắc phải bệnh dạ dày. Tuy nhiên, có thể bạn không biết đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để biết đau bụng trên rốn là bệnh gì? Chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Đau bụng trên rốn là bệnh gì?

Đau bụng trên rốn hay đau thượng vị là hiện tượng có thể bắt gặp ở bất cứ ai, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tùy thuộc vào tính chất, vị trí của cơn đau và biểu hiện đi kèm mà bác sĩ sẽ có nghi ngờ về bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải.

Đau bụng trên rốn

Đau bụng trên rốn

Tình trạng đau bụng trên rốn thường gặp là:

  • Đau bụng trên rốn bên trái
  • Đau bụng trên rốn ở giữa
  • Đau bụng trên rốn kèm đi ngoài
  • Đau bụng kèm buồn nôn
  • Đau bụng trên rốn vị trí dưới ức

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các cơn đau vùng bụng phía trên rốn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như:

1. Bị đau dạ dày

Hiện tượng đau bụng quanh rốn, cơn đau âm ỉ hoặc đau quằn quại là triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày. Bên cạnh biểu hiện trên, bệnh còn gây ra tình trạng đau bụng kèm buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, nôn ói, căng tức bụng, cồn cào, khó chịu.

2. Bệnh viêm đại tràng

Chứng đau bụng kèm đi ngoài là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính. Bệnh xuất hiện gây ra những triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, táo bón, đầy hơi, trướng bụng, khó chịu, đau bụng trên rốn âm ỉ, không rầm rộ.

3. Bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay đại tràng co thắt là một dạng phổ biến của rối loạn chức năng đại tràng. Bệnh thường xuất phát do sự bất thường ở nhu động ruột, nhiễm trùng đường ruột, bị dị ứng hoặc không thể dung nạp thức ăn.

Mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng trên rốn bên trái sau khi ăn, khi đi đại tiện. Căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Căn bệnh này thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm.

4. Viêm loét dạ dày tá tràng

Đa phần người bị đau bụng dưới ức thường được chẩn đoán bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực hiện bị tổn thương do dịch vị tiêu hóa có tính axit từ dạ dày.

Ở giai đoạn đầu, bệnh chỉ khiến lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhẹ, xuất hiện cơn đau âm ỉ. Tuy nhiên, sau một thời gian bệnh nặng, niêm mạc dạ dày, tá tràng bị viêm loét, cơn đau bụng trên rốn trở nên dữ dội hơn, đau nhiều khi đói và sau khi ăn no.

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, người bệnh còn có thêm các triệu chứng như khó tiêu, ợ chua, ăn uống không ngon, buồn nôn, nôn,…

5. Viêm dạ dày ruột

Hiện tượng đau bụng trên rốn ở giữa kèm theo buồn nôn, tiêu chảy là triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột. bệnh là tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người già hay những người có sức đề kháng kém.

Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ hết trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp do cơ thể bị mất nước nhiều và không được chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là ung thư.

6. Bệnh sỏi đường mật

Sỏi đường mật là căn bệnh được xuất hiện bởi sỏi trong đường dẫn mật gồm có túi mật và đường dẫn mật. Triệu chứng của bệnh ở mỗi người bệnh là khác nhau, phụ thuộc vào kích thước, tính chất và vị trí của sỏi.

Khi mới xuất hiện, bệnh gây ra tình trạng đau bụng trên rốn buồn nôn, đau bụng bên phải, dưới ức kèm theo biểu hiện kiệt sức, cơ thể mệt mỏi. Khi bệnh trở nặng, cơn đau dữ dội hơn và kéo dài hơn, có thêm triệu chứng sốt, vàng da, hạ huyết áp, hôn mê,…

7. Thủng dạ dày

Theo các bác sĩ chuyên khoa đau bụng vị trí trên rốn giữa là biến chứng nguy hiểm của hiện tượng thủng dạ dày. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ đe dọa đến tính mạnh của người bệnh.

Thủng dạ dày thường gặp ở nam giới và tình trạng đau bụng trên rốn sẽ diễn ra một cách dữ dội, đột ngột, bụng co cứng. Một số người còn cảm thấy buồn nôn, khó đại tiện,…

8. Ung thư dạ dày

Đau bụng dưới ức có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ung thư dạ dày rất nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu khá mơ hồ. Hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng kèm theo ợ chua, chướng bụng, nóng ruột.

Sau một thời gian phát triển, các khối u ở dạ dày phát triển với kích thước lớn người bệnh sẽ thấy cơn đau bụng dưới trên rốn dữ dội hơn với những biểu hiện như mệt mỏi, nôn, đại tiện ra máu, sốt, sụt cân,…

Khi nào đau bụng trên rốn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải những trường hợp đau bụng vị trí trên rốn dưới đây thì nên tới gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy hiểm:

  • Cơn đau bụng bên trái, ở giữa hay dưới ức tăng dần, di chuyển xuống dưới và ở bên phải bụng
  • Vị trí bụng trên rốn bị đau kèm buồn nôn, nôn ói nhiều lần mà không thể chịu đựng được
  • Cơn đau bụng dưới lan lên ngực, cánh tay, cằm hoặc ra sau lưng
  • Sốt cao
  • Có cảm giác chóng mặt, khó thở, hoa mắt, chóng váng

Gặp phải những triệu chứng bất thường trên người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân. Từ đó bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Đau bụng trên rốn phải làm sao?

Tình trạng trên rốn bị đau kèm đi ngoài, buồn nôn, khá nguy hiểm, bạn nên khám chữa càng sớm càng tốt. Một số trường hợp khi thăm khám, bác sĩ nghi ngờ do các bệnh lý gây ra thì sẽ làm một số xét nghiệm chuyên sâu cần thiết để tìm ra nguyên nhân.

Thông thường nếu cơn đau nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm đau tạm thời, thuốc dạ dày, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt. Khi dùng thuốc người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để nhận được kết quả tích cực. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị để tránh tác dụng phụ.

Ngoài ra, trường hợp đau bụng trên rốn còn được điều trị tại nhà bằng một số cách đơn giản sau:

  • Dùng lá bạc hà: Loại lá này là bài thuốc dân gian có tác dụng tốt trong điều trị các cơn đau. Đặc biệt là những cơn đau bụng dưới trên rốn buồn nôn. Để giảm đau bạn đem lá bạc hà xay với gừng, tỏi, tiêu đen, hạt thì là rồi pha với nước ấm uống 2 lần/ ngày.
  • Dùng lá ổi: Lá ổi dễ tìm kiếm có tác dụng tốt đối với sức khỏe người bệnh. Cách dùng lá ổi khá đơn giản, bạn ngắt búp lá ổi non nhai với ít muối, con trai ăn 9 búp, con gái ăn 7 búp hoặc phơi khô sắc với gừng, vỏ quýt.
  • Chườm nóng: Người bệnh sử dụng khăn ấm hoặc ấm nước nóng để chườm lên khu vực bị đau bụng khoảng 5- 10 phút. Kiên trì thực hiện để có hiệu quả tốt, cải thiện đau bụng trên rốn do viêm.
  • Dùng gừng tươi: Khi bị đau bụng dưới trên rốn đi ngoài, buồn nôn, người bệnh có thể pha gừng tươi với nước nóng và ít mật ong rất tốt cho tiêu hóa, làm ấm và giảm đau nhanh.
  • Dùng lá trầu không: Loại lá này được dùng phổ biến để điều trị đau bụng trên rốn, các bệnh lý ở dạ dày, viêm loét dạ dày. Khi chữa bệnh, bạn rửa sạch lá trầu không sau đó nhai sống với ít muối hoặc giã nát lá trầu không chắt lấy nước cốt để uống.
  • Dùng nghệ: Nhờ tính kháng viêm và có nhiều chất curcumin, nghệ có thể làm giảm các cơn đau bụng bên trái do dạ dày. Để chữa bệnh bạn có thể cắt lát nghệ ngâm với nước nóng rồi lọc lấy nước uống với một ít mật ong hoặc nhai nghệ.
  • Dùng vỏ quýt: Vỏ quýt có chứa nhiều vitamin C, giàu chất dinh dưỡng giúp kháng viêm, giảm đau nhanh. Người bệnh trộn vỏ quýt, gừng tươi, gạo và nước với nhau để chắt lấy nước uống để chữa đau bụng.

Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hỗ trợ miễn phí!

Lưu ý khi bị đau bụng trên rốn

Khi gặp phải tình trạng đau bụng trên rốn, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Để xác định chính xác đau bụng trên rốn là bệnh gì, người bệnh nên đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra. Xét nghiệm phát hiện các tổn thương ở dạ dày, ở đường tiêu hóa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung nhiều rau củ quả, hạn chế uống rượu bia, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…Không bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ.
  • Duy trình lối sống khỏe mạnh, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức khỏe.

Bài viết trên đã chia sẻ những thắc mắc liên quan đến hiện tượng đau bụng trên rốn là bệnh gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người trong việc nhận biết và điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan đến sức khỏe vui lòng liên hệ số điện thoại 0377.876.999 để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline: 0377.876.999 hoặc tìm đến địa chỉ phòng khám tại Lý Anh Tông, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh, để được tư vấn kịp thời

Click tư vấn

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Người tham vấn : Trang
Ngày viết : 02/10/2021
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nước tiểu có váng nguyên nhân do đâu?

Chào bác sĩ, gần đây em để ý thấy nước tiểu có váng, có lẫn...

Ra dịch màu vàng xanh là bị gì?

Khi nhận thấy âm đạo tiết ra dịch màu vàng xanh, nhiều chị em luôn...

Phòng khám nam khoa ngoài giờ uy tín tại Bắc Ninh

Hiện nay, để giúp bệnh nhân khám nam khoa thuận tiện, không ảnh hưởng đến...

Siêu âm canh trứng như thế nào? nên đi vào thời điểm nào?

Siêu âm canh trứng là một phương pháp đang được nhiều cặp vợ chồng hiếm...

Đi tiểu dắt, tiểu buốt khám ở đâu Bắc Ninh uy tín?

Tiểu buốt, tiểu dắt là những triệu chứng bất thường ở đường tiểu có ảnh...

Địa chỉ phòng khám phụ khoa ở đâu Từ Sơn uy tín

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ phát hiện bệnh lý nhanh chóng, chăm...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI THEO NHỮNG HÌNH THỨC DƯỚI ĐÂY

Bác sĩ gửi yêu cầu tư vấn cho bạn!

Mừng khai trương phòng khám